Nhuế Nại Vỹ đại diện Trung Quốc dự Asian Games 2010
(Bài viết này được ông Peter Hansmeier dịch lại từ trang báo tom.com của Trung Quốc)
Khi Viện cờ Trung Quốc ra thông cáo về đội nữ đại diện quốc gia này tham dự môn cờ vây tại Asian Games 2010(từ 12/11/2010 đến 27/11/2010, tại Quảng Châu, Trung Quốc) thì họ không nghĩ rằng có sự tranh chấp với Hàn Quốc khi có nữ kỳ thủ Nhuế Nại Vỹ trong danh sách. Tuy nhiên, một tờ báo tại Hàn Quốc dẫn lời của một vài kỳ thủ chuyên nghiệp của Viện cờ Hàn Quốc rằng họ khó mà chấp nhận để chuyện này xảy ra, vì đối với nữ kỳ thủ đặc biệt này, sau hơn 10 năm chơi cờ vây chuyên nghiệp tại Hàn Quốc, tận dụng cơ hội để tham gia các giải đấu và dành được tiền thưởng, được chấp nhận với tư cách là kỳ thủ chuyên nghiệp tại Hàn Quốc thì việc đại diện cho Trung Quốc sẽ là một trở ngại lớn đối với các kỳ thủ Hàn Quốc. Hiện giờ, theo tờ báo này thì Viện cờ Hàn Quốc đang xem xét lại quyền hạn và trách nhiệm của các kỳ thủ chuyên nghiệp không mang quốc tịch Hàn Quốc nhưng đang được hưởng các ưu đại của một kỳ thủ chuyên nghiệp.
Nhuế Nại Vỹ (Rui Nai Wei) Nữ kỳ thủ 9p đầu tiên. |
Nhuế Nại Vỹ (Rui Naiwei), 46 tuổi, là nữ kỳ thủ duy nhất đạt cửu đẳng và là nữ kỳ thủ mạnh nhất thế giới hiện nay. Bởi vì một số phát biểu nội bộ và dưới sức ép chính trị mà bà phải rời khỏi Trung Quốc vào năm 1989, đến học cờ vây tại Nhật Bản. Vào năm 1992, bà kết hôn với nam kỳ thủ Jiang Zhujiu. Vào năm 1992, bà học cờ vây với Go Seigen. Và mặc dù vậy đến năm 1996, Viện cờ Nhật Bản vẫn không cho bà tham gia các giải đấu chính thức. Sau vài năm đến Mỹ thì cả hai nhận được lời mời chính thức của Viện cờ Hàn Quốc tham gia các giải chuyên nghiệp tại đây như một vị khách mời, và từ đó, bà được chính thức phong chuyên nghiệp tại Viện cờ Hàn Quốc. Với sự xuất hiện của Nhuế, sức cờ của các nữ kỳ thủ tại đây được nâng lên đáng kể và trở thành số một thế giới.
Nhuế chưa bao giờ mong có quốc tịch Hàn Quốc, bà vẫn tự hào với quốc tịch Trung Quốc của mình.
Tuy vậy, cờ vây là một môn thể thao đặc thù, không thể so sánh với các môn khác, ờ đây, các kỳ thủ thường đại diện cho tổ chức chứng nhận mình là kỳ thủ chuyên nghiệp để thi đấu hơn là đại diện cho quốc gia.
Ví dụ, 2 lần đầu tiên của giải thi đấu Jeongganjang Cup là cá nhân tham dự, và Nhuế đã tham dự với tư cách là kỳ thủ đại diện của Viện cờ Hàn Quốc, nhưng với các lần tổ chức sau đó, giải này đã trở thành giải thi đấu đồng đội và Nhuế đã trở thành một thành viên của đội Trung Quốc. Đây cũng là trường hợp của Cho U (Trương Hủ), anh là kỳ thủ hàng đầu tại Nhật Bản nhưng vẫn mang quốc tịch Đài Loan, anh cũng vẫn đại diện cho Viện cờ Nhật Bản trong các cuộc thi quốc tế.
Và lần này là một cuộc thi Quốc tế, và các vận động viên phải là người đại diện cho chính quốc gia của mình tham dự.
Mười năm về trước, để nâng cao trình độ cho các nữ kỳ thủ tại Hàn Quốc mà Viện cờ Hàn Quốc đã tỏ ra rất ưu đãi với Nhuế. Họ chấp nhận phong cho Nhuế là kỳ thủ chuyên nghiệp, quyền được ứng cử, các khoản sau khi về hưu. Và bây giờ Nhuế đại diện cho quốc gia mình tham dự Asian Games, và Viện cờ Hàn Quốc lại tỏ ý bực bội.
Tại giải Jeongganjang lần đầu tiên, Nhuế đã hoàn toàn vươn lên trên so với các nữ kỳ thủ còn lại và giành được quán quân, và khi giải chuyển sang hình thức thi đấu đồng đội thì Nhuế đại diện Trung Quốc vượt qua chính các kỳ thủ Hàn Quốc. Trong thực tế thì Nhuế đã đả bại Park Jieun trong trận chung kết, dành lấy quán quân cho Trung Quốc, trong thời điểm đó, không có bất kỳ lời phàn nàn nào liên quan đến việc thi đấu của Nhuế, nếu có thì các tờ báo tại Hàn Quốc cho rằng, dù sao thì cũng là cuộc thi đấu nội bộ giữa các kỳ thủ Viện cờ Hàn Quốc.
Bề mặt thì các kỳ thủ Hàn Quốc chỉ đơn giản bày tỏ rất hồi hộp để dành lấy huy chương vàng trong giải Asian Games, nhưng thực tế có lẽ không như vậy. Trong vài năm qua, nam kỳ thủ Gu Li (Cổ Lực) đã thể hiện sức cờ rất mạnh của mình với các nam kỳ thủ Hàn Quốc, và Viện cờ Hàn Quốc ắt tỏ ra có áp lực.
Một số phát biểu của Nhuế Nại Vỹ:
- "Vấn đề quốc tịch hoặc huy chương không quan trọng. Tôi chỉ muốn chơi cờ vây".
- "Vị trí hiện giờ của tôi rất khó nói. Nếu lúc trước tôi không đồng ý tham gia Viện cờ Hàn Quốc thì tôi không có vị trí ngày hôm nay. Tôi chỉ mong người hâm mộ cờ vây cho sự tha thứ, nhưng tôi là một người Trung Quốc, và dĩ nhiên phải đại diện quốc gia mình thi đấu. Với sự có mặt của tôi thì chưa chắc Trung Quốc bảo đảm có huy chương vàng, với sự vắng mặt của tôi thì Hàn Quốc đâu phải mất cơ hội có huy chương vàng. Tôi chỉ quan tâm đấu người hâm mộ cờ vây của tôi tại Hàn Quốc, nếu tôi đánh bại một kỳ thủ Hàn Quốc, tôi chỉ mong họ không nổi giận là được".
Khi được hỏi liệu Nhuế sẽ về Trung Quốc chơi cờ vây chuyên nghiệp tại đây, bà nói rằng nếu trở về thì sẽ rất tốt vì sẽ có sự tương đồng về ngôn ngữ, thức ăn, phong tục, nhưng bà là một kỳ thủ chuyên nghiệp của Viện cờ Hàn Quốc và tốt hơn hết là bà muốn được chơi cờ tại đây. Bà thỉnh thoảng sẽ về Trung Quốc nhưng sự nghiệp cờ vây chuyên nghiệp tại Hàn Quốc luôn là sự nghiệp chính của bà.
(Theo JustPlayGo)
Comments
Post a Comment